Cuốn sách này tập trung phân tích các đối tượng thuộc XHCD được thể chế hóa - những nhóm có mức độ tổ chức nhất định, có thành viên hoặc nhân viên thường trực, có tính độc lập tương đối, và có tính thiện nguyện. Nhóm tác giả tin rằng việc đi sâu miêu tả và phân tích đặc điểm của những tổ chức này trong không gian xã hội công dân (hay xã hội dân sự) sẽ giúp cho các nhà xây dựng chính sách, học giả, và công chúng nhìn nhận một cách tổng quát và có hệ thống hơn về XHCD.
Cuốn sách được chia làm bảy chương chính:
Chương 1: Phác họa lịch sử tư tưởng xã hội công dân và bối cảnh Việt Nam
Chương 2: Phân loại các TCXH ở Việt Nam
Chương 3: Mối quan hệ giữa nhà nước và các TCXH ở Việt Nam
Chương 4: Vai trò của các tổ chức quần chúng công trong khu vực xã hội công dân Việt Nam
Chương 5: Cơ cấu và hiệu quả thu hút nguồn lực của các TCXH
Chương 6: Vai trò của TCXH đối với các thể chế khác ở Việt Nam.