Dự án Khuyến đọc Sách hay

Ra đời vào năm 2007, Dự án Khuyến Đọc Sách Hay là một dự án văn hóa giáo dục phi lợi nhuận nhằm khuyến đọc sách hay, do Học viện Quản lý PACE khởi xướng và gần 100 nhân sỹ, trí thức, chuyên gia, doanh nhân cùng phối hợp sáng lập. Và kể từ năm 2012, Dự án Khuyến Đọc Sách Hay được điều hành bởi Viện Giáo Dục IRED - một tổ chức giáo dục độc lập hoạt động vì một nền giáo dục khai minh.

Ai cũng biết, sách là kết tinh tri thức của nhân loại, là người thầy vĩ đại của mỗi con người. Toàn bộ tinh hoa tri thức của loài người đều nằm trong sách và “đọc là cách học tốt nhất”. Và trong những xã hội mà nền giáo dục bị khủng hoảng trầm trọng thì vai trò của sách lại càng trở nên quan trọng. Bởi chính trong những xã hội mà “phần lớn trường không ra trường, thầy không ra thầy” ấy, chính những cuốn sách hay, sách quý sẽ là vị tướng tiên phong trong công cuộc khai minh xã hội.

Để sách có thể thực hiện được vai trò “tướng tiên phong” ấy, cần phải có một một không gian để chọn lọc, lưu giữ và lan tỏa tri thức. Đó đồng thời cũng là không gian để gắn kết những bậc thức giả - những người đang định hình nền tri thức Việt Nam với những người làm sách, và quan trọng hơn, là với những người đọc bình thường nhất để chung tay hiện thực hóa công cuộc khai minh này.

Tết Đọc Sách Việt Nam
Tết Đọc Sách Việt Nam
Tết Đọc Sách Việt Nam

Năm 1995 đánh dấu cột mốc Liên hiệp quốc (UNESCO) kêu gọi về một “Ngày sách Quốc tế”, ngày 23/04 hàng năm, nhằm cổ vũ cho phong trào và thói quen đọc sách trên toàn thế giới (hay còn được biết đến là “Ngày Sách và Bản quyền Thế giới”). Quyết định và lời kêu gọi này của UNESCO đã được rất nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ hưởng ứng nhiệt liệt.

Ấp ủ lời kêu gọi ấy cho đến năm 2008, Dự án Khuyến đọc Sách Hay là nơi đầu tiên tại Việt Nam quyết tâm khởi xướng và thực hiện một cuộc vận động về một ngày “Tết đọc sách” của người Việt nhằm góp phần phát triển “văn hóa đọc” trong cộng đồng - một bước khởi đầu nhằm góp phần chấn hưng nền dân trí của nước nhà, dù khi đó Internet và mạng xã hội còn chưa được phổ biến nhiều. Các cuộc vận động nhỏ nhưng bền bỉ đã dấy lên sự quan tâm và thu hút được hàng ngàn chữ ký ủng hộ từ các nhân sỹ, trí thức cùng đông đảo bạn đọc yêu mến sách trên khắp mọi miền, và nhất là sự ủng hộ từ các cơ quan báo đài và các cơ quan chức năng của nhà nước từ TW đến thành phố.

7 năm sau, năm 2014, nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/04 hàng năm là “Ngày Sách Việt Nam” và kể từ năm 2021 đổi thành “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”.

Giải Sách Hay
Giải Sách Hay
Giải Sách Hay

Giải Sách Hay là một giải thưởng về sách do Dự án Khuyến đọc Sách Hay (một dự án văn hóa-giáo dục phi lợi nhuận) và Viện Giáo Dục IRED (một tổ chức giáo dục độc lập) đồng phối hợp tổ chức. Đây là giải thưởng “độc lập” và “dân lập” về sách của Việt Nam có quy mô rộng rãi và uy tín hiện nay do học giả (tính chuyên gia) và độc giả (tính đại chúng) bình chọn.

Kể từ khi ra đời, Giải Sách Hay đã thể hiện sức sống bền bỉ trong một thế giới đầy biến động nhằm hiện thực hóa sứ mệnh của mình, đó là “Góp phần lựa chọn sách hay và quảng bá sách hay nhằm khuyến đọc sách hay; đồng thời gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ”.

Sau gần hai thập kỷ, Dự án Sách Hay và Giải Sách Hay đã phát triển hệ thống vinh danh sách theo 07 hạng mục, đó là: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phát hiện mới. Mỗi hạng mục bao gồm 2 tiểu mục là tác phẩm (sách viết) và dịch phẩm (sách dịch).

Dự án Onebook
Dự án Onebook
Dự án Onebook

Dự án OneBook (Một cuốn sách) là một dự án văn hóa-giáo dục phi lợi nhuận được chính thức khởi động kể từ ngày 23/04/2008 (Ngày thế giới đọc sách). Dự án kêu gọi mỗi người hãy gửi tặng ít nhất là một cuốn sách hay cho người mà mình quý mến.

Đây còn là câu chuyện về một khát vọng mang tên “dân trí cho vùng khó”, do Học viện Quản lý PACE và Dự án Khuyến đọc Sách Hay sáng lập, và được điều hành bởi Viện IRED.

"Một cuốn sách có thể làm thay đổi một cuộc đời, một doanh nghiệp, hay một đất nước". Dự án OneBook kêu gọi mỗi người dân, mỗi tổ chức cùng chung sức đem những cuốn sách hay về vùng khó của đất nước.

Vùng khó ở đây có thể được hiểu là nơi biên cương hải đảo, nơi những em bé đường phố lo kiếm sống qua ngày, nơi những người công nhân làm việc cực nhọc, vất vả hay là nơi những phạm nhân đang tìm cách làm lại đời mình. Nói một cách khác, vùng khó chính là những nơi con người đang khao khát tri thức, chờ đợi một "phép màu" để thay đổi cuộc sống. Phép màu đó không có gì hơn là tri thức.

OneBook được ví như đốm lửa tiên phong trong hành trình tặng sách cho vùng khó, lan tỏa thành phong trào rộng rãi trong các nhóm cộng đồng như ngày nay.

5 “Màng Lọc” Sách Hay

Vào những ngày đầu thành lập, Dự án Khuyến đọc Sách hay đã cho ra đời ý tưởng & khởi xướng thực hiện 5 “màng lọc” về sách cho bạn đọc để có thể chọn ra sách hay, sách quý trong biển sách ngày càng mênh mông.

1. Cá nhân giới thiệu sách

Bất kỳ ai cũng có thể giới thiệu những cuốn sách hay mà mình biết cho mọi người.

2. Cá nhân chuyên gia
giới thiệu sách

Không chỉ là những người yêu mến sách, các cá nhân nào là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định sẽ giới thiệu những cuốn sách hay trong lĩnh vực chuyên môn của mình để bảo chứng cho cuốn sách mà mình giới thiệu.

3. Biên tập viên giới
thiệu sách

Những người rất am hiểu về sách và tình hình sách trong nhiều lĩnh vực, là người cũng có nhiều điều kiện và khả năng để phân biệt được sách hay và sách kém giá trị để giới thiệu cho bạn đọc.

3. Biên tập viên giới
thiệu sách

Những người rất am hiểu về sách và tình hình sách trong nhiều lĩnh vực, là người cũng có nhiều điều kiện và khả năng để phân biệt được sách hay và sách kém giá trị để giới thiệu cho bạn đọc.

5. Giải Sách Hay

Đây là màng lọc cao nhất về sách. Vì một tựa sách muốn đạt giải đều trải qua vòng đề cử, đồng thời qua 2 vòng tuyển chọn của Hội đồng Xét giải, và cuối cùng phải được phê duyệt bởi Hội đồng Trao giải.

Lord Byron

“Một giọt mực có thể làm vạn người suy nghĩ. Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao con người.”

- Lord Byron -