Tác giả | Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Năm xuất bản | 1981 |
Đơn vị xuất bản | Nxb Khoa học xã hội |
Công trình dân tộc học này do một nhóm tác giả ở Viện Dân tộc học biên soạn, đứng đầu là Đặng Nghiêm Vạn, một người gắn bó nhiều năm với việc nghiên cứu các dân tộc Tây Nguyên, một giáo sư đầu ngành của dân tộc học Việt Nam.
Sau năm 1975, công tác xác minh thành phần dân tộc ở các tỉnh phía Nam được triển khai. Nhóm tác giả cuốn sách này đã tham gia thực hiện công việc đó tại tỉnh Gia Lai – Kon Tum thời ấy (nay là 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum). Thành quả trong khoảng 4 năm nghiên cứu của họ được thể hiện qua cuốn sách này.
Trong 3 phần nội dung lớn kể trên, về phương diện khoa học, đáng chú ý hơn là ở phần thứ nhất và phần thứ hai. Phần thứ nhất là một chuyên luận mang tính tổng quan. Sau khi giới thiệu về đặc điểm địa lý, ở phần này các tác giả tập trung vào nêu bật những đặc điểm về tộc người trong quá khứ và hiện thời; tiếp đến là những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá của các dân tộc bản địa.
Phần thứ hai dành để mô tả lần lượt về 6 tộc người bản địa: Gia-rai, Xơ-đăng, Gié-Triêng, Ba-na, Brâu và Rơ-măm. Mỗi tộc người được giới thiệu riêng thành một chuyên khảo, về nhiều khía cạnh khác nhau: từ tộc danh và các nhóm địa phương đến sự phân bố địa bàn cư trú; từ các hoạt động mưu sinh, đời sống vật chất, đến quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình; từ tập tục trong chu kỳ đời người đến sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo. Tư liệu về cuộc sống và văn hoá của mỗi tộc người được các tác giả sưu tầm chủ yếu qua những chuyến đi nghiên cứu điền dã tại nhiều làng.
Ba mươi năm trước, nếp cổ truyền của người Tây Nguyên còn hiện hữu tương đối đậm nét, các tác giả được tận mắt thấy nhiều điều trong cuộc sống thực của họ, đồng thời được hỏi chuyện nhiều người già am hiểu về truyền thống dân tộc của họ tại các cộng đồng. Do đó, đây là cuốn sách chứa đựng nhiều hiểu biết có giá trị và khá cơ bản về người Gia-rai, Xơ-đăng, Gié-Triêng, Ba-na, Brâu và Rơ-măm. Ngày nay, khi những nét truyền thống này đang có nhiều phần phai nhạt trong vận động xã hội sôi động, những tư liệu được thu nhặt một cách cẩn thận, khoa học, khách quan này càng cần thiết để có thể bình tĩnh suy nghĩ và xử lý đúng đắn những quan hệ phức tạp đang hình thành và chuyển động trên vùng đất và người đặc biệt đa dạng này.
Mục lục:
Phần I: Những nhận xét chung (tr. 15 – 52).
Phần II: Các dân tộc trong tỉnh (tr. 53 – 292).
Phần III: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và những thành tích bước đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (tr. 293 – 334).
Lưu Hùng
Đăng ký hoặc Đăng nhập để được bình luận
TỦ SÁCH CHUYÊN ĐỀ
Sách đọc nhiều nhất
SÁCH MỚI
Bây giờ muốn đọc lại quyển sách này, nhưng không biết tìm ở đâu?
Những cuốn sách trên trang này có thể download về không nhỉ? Ví dụ như cuốn Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum... ai biết giúp mình với nhé... hangblack1712@mail.com
Xem thêm