Ngày đăng : 07/05/2017

Người Giới Thiệu: Duy Uyên

Hồi Ký Lý Quang Diệu (2 Tập)

Hồi Ký Lý Quang Diệu (2 Tập)

Tác giả Lý Quang Diệu
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Lĩnh vực Danh nhân
Dịch giả Phạm Viêm Phương, Huỳnh Văn Thanh, Saigonbook
Năm xuất bản 2017
Đơn vị xuất bản Omega Plus
Giá sách 598
Số trang 1582

HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU: GÓC NHÌN KHÁC VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO

 

Lý Quang Diệu đã viết bộ hồi ký dài hai tập: Tập 1 – “Câu chuyện Singapore” – trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và tập 2 – “Từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất – thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một con rồng châu Á”.

Sau khi lãnh đạo đất nước Singapore độc lập ở cương vị Thủ tướng trong vòng 3 thập kỷ - năm 1990, Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn và dành nhiều tâm sức thu thập tài liệu để viết nên bộ hồi ký này để nhìn lại toàn bộ cuộc đời ông.

Cuốn tập 1 – Câu chuyện Singapore được viết từ năm 1994 và xuất bản lần đầu tiên năm 1998, kể lại những ký ức đáng tự hào của một chàng sinh viên giỏi trong những ngày tháng du học trên đất Anh; từ câu chuyện tình yêu cảm động của ông với người vợ đến những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi: những kết giao, những mối quan hệ từng bước thâm nhập vào chính trường, học cách đối nhân xử thế, xây dựng đảng, lèo lái đất nước vượt qua những khó khăn.

Tập hồi ký này kết thúc ở thời điểm Singapore tuyên bố đọc lập năm 1965, sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ tính cách của ông Lý. Ông Lý Quang Diệu đã viết những dòng trăn trở: “Những gì tôi chứng kiến trong thời kỳ ngay sau chiến tranh đã hoàn thiện hiểu biết của tôi về sự bất công và phi lý của kiếp người”.  (Tập 1 – Câu chuyện Singapore, Chương 4, Tr.85)

Những bước đi “bươn trải” của một nhà lãnh đạo năng động được tả lại trong cuốn sách cũng giúp người đọc có thêm một góc nhìn về tình hình thế giới thời “Chiến Tranh Lạnh”, phong trào không liên kết, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác ở thời điểm còn đang “ẩn tàng” giữa hai bên màn sắt; về Liên minh châu Âu thời kỳ hình thành, về khối thịnh vượng chung, và những liên minh, hiệp ước khác.

Lý Quang Diệu viết trong tập 2 – “Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất”, xuất bản năm 1999: “Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi đã tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy”.

Năm 1965, nhà nước Singapore non trẻ giành độc lập và sự tồn tại của quốc đảo nhỏ bé lúc đó rất mong manh. Từng là thuộc địa của Vương quốc Anh nắm trong tay hãng hàng không lớn nhất thế giới, sân bay lớn, cảng thương mại đông đúc nhất và mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 4 thế giới.

Câu chuyện về sự chuyển đổi của Singapore được kể một cách lôi cuốn và cũng gây tranh cãi.

Đất nước Singapore sinh ra từ sự tan rã của chế độ thực dân, sau sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ 2, tình trạng đói nghèo phổ biến, sự rối loạn sau việc rút lui của lực lượng nước ngoài. Singapore hiện đang được ca ngợi là một thành phố của tương lai. Hiện tượng lịch sử phi thường này được kể bởi một người không chỉ sống qua các giai đoạn khó khăn đó mà chính là nhân vật kiến tạo quốc gia mở đường cho đất nước.  Ông viết, trong một cuộc đối thoại: “Tại sao Singapore phát triển còn các nước khác thì không? Các nước khác còn thiếu điều gì? Tôi chỉ có thể nói với ông ta những gì tôi nghĩ, có ba lý do chính; thứ nhất xã hội ổn định và đoàn kết; thứ hai, một động cơ văn hóa để thành công và một dân tộc cần kiệm siêng năng, luôn biết đầu tư cho tương lai, biết tiết kiệm cho những bất trắc và cho thế hệ mai sau; thứ ba, rất tôn trọng giáo dục và tri thức.” (Tập 2 – Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất, Chương 24, tr.508)

Cuốn sách được viết dựa trên những ghi chú tỉ mỉ của ông, cũng như các giấy tờ của chính phủ chưa được công bố và những hồ sơ chính thức của chính phủ trước đây. Ông nêu ra những nỗ lực phi thường để duy trì sự tồn tại của đảo quốc nhỏ bé ở Đông Nam Á.

Ông giải thích cách ông và các thành viên chính phủ dập tắt mối đe dọa từ bên ngoài tới an ninh của nhà nước non trẻ này và bắt đầu quá trình gian khổ xây dựng đất nước: xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng; từ vùng đất chủ yếu là đầm lầy; xây dựng lực quân đội từ nguồn dân số nhỏ bé, nạn phân biệt chủng tộc phổ biến; chia rẽ ý thức hệ; loại bỏ vấn đề tham nhũng còn tồn tại từ thời thuộc địa; cung cấp hệ thống nhà ở xã hội; thành lập hãng hàng không và sân bay quốc gia.

Ông cũng viết một cách thẳng thắn về cách tiếp cận sắc bén của mình để loại bỏ đối thủ chính trị và những người có quan điểm không chính thống về nhân quyền, dân chủ nhằm “luôn đúng khuôn mẫu, không chỉ về mặt chính trị”.

Ống vén bức màn bí mật về gia đình viết một cách cẩn trọng và yêu thương  về vợ ông “Tôi thật may mắn. Choo chẳng bao giờ hoài nghi  hay do dự về sự nghiệp đấu tranh của tôi cho dù hậu quả thế nào. Cô ấy nói với tôi rằng, cô ấy hoàn toàn tin tưởng vào sự phán đoán của tôi.” (Chương 41, tr. 819); và người con trai Lý Hiển Long: “Lúc ấy nó chỉ mới 20 tuổi, nhưng nó hiểu nó muốn gì và lời cam kết của nó thuộc về đâu.” (Chương 41, tr824)

Ông tỉ mỉ thuật lại những trải nghiệm và cảm nghĩ của mình qua thời gian dài tiếp xúc với với những đất nước khác trong đó có Việt Nam: “Người Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian cho việc loại bỏ các trói buộc để hoạt động thoải mái linh hoạt. Một khi họ làm được điều này, tôi ít nghi ngờ việc họ có thể thành công.” (Chương 18, tr.382)

Trong cuốn sách, Lý Quang Diệu khắc họa chân dung người đàn bà thép Margaret Thatcher, Ronald Reagan, Giang Trạch Dân, George Bush và Đặng Tiểu Bình.

 



NHỮNG BÀI GIỚI THIỆU CỦA THÀNH VIÊN KHÁC

Lý Quang Diệu đã viết bộ hồi ký dài hai tập: Tập 1 – “Câu chuyện Singapore” – trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và tập 2 – “Từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất – thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một con rồng châu Á”. Xem tiếp

Xem thêm

Đăng ký hoặc Đăng nhập để được bình luận


SÁCH KHÁC CÙNG LĨNH VỰC



Xem tiếp





Gửi email cho bạn bè