Tác giả | GS.TS Dương Thiệu Tống |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Lĩnh vực | Khoa học - Giáo dục |
Năm xuất bản | 2005 |
Đơn vị xuất bản | NXB Khoa học Xã hội & Phương Nam Book |
Giá sách | 56.000 VND |
Số trang | 530 |
Cuốn sách nhỏ này chỉ nên được xem như là nền tảng của "Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và Tâm lý", bao gồm những nguyên tắc cơ bản (fundamentals) của nghiên cứu khoa học, khả dĩ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể theo dõi những bước tiến mới của ngành nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý ngày nay trên thế giới.
Cuốn sách này gồm có bốn phần: Phần I: Tổng quan về nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý; Phần II: Nghiên cứu mô tả: Các loại ảnh nghiên cứu trong giáo dục và tâm lý. Phần III: Tổng quan về nghiên cứu thực nghiệm; Phần IV: Các loạt dự án nghiên cứu thực nghiệm.
Phần I - Tổng quan về nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý nhằm mục đích giúp các độc giả hiểu bản chất của nghiên cứu khoa học là nghiên cứu trong những điều kiện khách quan và có kiểm soát những mối liên hệ giữa các hiện tượng. Phần này cũng giúp độc giả làm quen với ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu giáo dục và tâm lý thưởng sử dụng ngày nay trên thế giới, với các loại dụng cụ thông thường được sử dụng trong các loại nghiên cứu, đồng thời hiểu được những khó khăn, hạn chế mà người nghiên cứu phải đương đầu nhằm đạt đến các công trình có giá trị khoa học.
Phần II - Nghiên cứu mô tả: Các loạt hình nghiên cứu trong giáo dục và tâm lý - giới thiệu một lối phân loại các công trình nghiên cứu khảo sát hiện trạng môi trường giáo dục và tâm lý trong trường học và ngoài trường học, nêu lên những công dụng và hạn chế của từng loại, đồng thời gợi ý một số vấn đề giáo dục có thể nghiên cứu thuộc các loại này trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Phần này cụ thể hóa nhưng bước nghiên cứu và các dụng cụ thu thập dữ kiện, thích hợp cho từng loại, đã được giới thiệu trong phần I.
Phần III - Tổng quan về nghiên cứu thực nghiệm - đề cập đến tính chất của loại nghiên cứu thực nghiệm, cách đặt vấn đề và phương pháp kiểm soát các biến số.
Phần IV - Các loại đồ án nghiên cứu thực nghiệm - giới thiệu cách thiết kế các mô hình (hay đồ án) cho nghiên cứu thực nghiệm và các loại thống kê thích hợp dùng trong việc phân tích các dữ kiện.
Phần này cũng kết thúc bằng một chương riêng chỉ dẫn cách trình bày bản “Tường trình kết quả nghiên cứu” (hay cũng thường được gọi là "báo cáo") chung cho tất cả các loại nghiên cứu trình bày trong cuốn sách này.
Vì cuốn sách này chỉ tập trung vào việc giới thiệu một lối tiếp cận khoa học trong nghiên cứu giáo dục và tâm lý theo nghĩa là những công trình tìm hiểu một cách khách quan và có kiểm soát các mối liên hệ giữa các hiện tượng, tương tự như công việc của các nhà khoa học tự nhiên, cho nên cuốn sách này tạm thời chưa đề cập đến các loại nghiên cứu giáo dục khác, cũng rất thông dụng và cần thiết trong giáo dục như nghiên cứu lịch sử giáo dục (histories research), nghiên cứu pháp lý (legal research), nghiên cứu triết lý giáo dục (philosophical research), nghiên cứu tham khảo tài liệu hay nghiên cứu trong thư viện (library research). Dẫu sao, các độc gỉa, nhất là các học viên sau đại học, cũng đã ít nhiều quen thuộc với các loại nghiên cứu này qua các môn học lịch sử, triết học, luật học, thư viện học...
Để có thể sử dụng hiệu quả cuốn sách Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và Tâm lý này, độc giả cần lưu ý:
1. Tham khảo với tinh thần phê phán - bằng cách đối chiếu từng chương trong cuốn sách này với các công trình nghiên cứu khoa học trong các tạp chí nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, các luận án về giáo dục và tâm lý sau đại học, trong nước ta và trên thế giới, đặc biệt chú ý đến đề tài nghiên cứu, cách đặt vấn đề và giới hạn vấn đề nghiên cứu, cách khảo lược các công trình nghiên cứu đã có trước, mục tiêu của nghiên cứu, cách thiết lập các giả thuyết về các phương pháp sử dụng để kiểm chứng giả thuyết... Các mục này thường được trình bày chi tiết trong phần đầu hay những chương đầu của mỗi bản tường trình nghiên cứu trong các tạp chí nghiên cứu hay các luận án.
2. Trước khi thực hiện một công trình nghiên cứu, nên tham khảo thêm các tài liệu chuyên môn liên quan đến việc soạn thảo các dụng cụ thích hợp với đề tài nghiên cứu của mình, như đã được giới thiệu trong cuốn sách này, chẳng hạn như phỏng vấn, thang thái độ, thang phê điểm (mang scales)...
3. Tại các đại học giáo dục nước ngoài, các học viên sau đại học bắt buộc phải theo học một số khóa học về thống kê mô tả và thống kê suy diễn trước khi học hay cùng học song song với môn phương pháp nghiên cứu giáo dục và tâm lý, như được trình bày trong nội dung cuốn sách này.
Cuốn sách nhỏ này chỉ nên được xem như là nền tảng của "Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và Tâm lý", bao gồm những nguyên tắc cơ bản (fundamentals) của nghiên cứu khoa học, khả dĩ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể theo dõi những bước tiến mới của ngành nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý ngày nay trên thế giới.
Xem tiếpĐăng ký hoặc Đăng nhập để được bình luận
Gửi email cho bạn bè