Ngày đăng : 23/04/2015

Ngỡ ngàng với di sản của Phạm Phú Thứ


Sáng 21/4, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với Nhà xuất bản Đà Nẵng giới thiệu bộ sách Phạm Phú Thứ toàn tập của Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Tập sách dày 2.700 trang, do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2014 công bố toàn bộ bản dịch Việt ngữ 2 bộ Giá Viên toàn tập Giá Viên biệt lục. Phạm Phú Thứ toàn tập là nguồn sử liệu vô cùng quý giá, là những ghi chép của cụ Phạm Phú Thứ trong hơn 40 năm làm quan.

Lâu nay, chúng ta thường chỉ nghe, biết cụ Phạm Phú Thứ là Phó sứ trong phái đoàn của Phan Thanh Giản, là tác giả của Nhật ký đi Tây (tức Giá Viên biệt lục), ít ai ngờ cụ còn là tác giả của Giá Viên toàn tập.


Phạm Phú Thứ toàn tập sẽ khiến bất cứ ai khi lật giở gần ba ngàn trang Phạm Phú Thứ toàn tập cũng phải giật mình vì giá trị của nó.

Giá Viên toàn tập được in lần lần đầu tiên vào những năm cuối triều vua Thành Thái, sau khi Phạm Phú Thứ tạ thế 27 năm. Sở dĩ có Giá Viên toàn tập bởi các vị tùy tùng của Phạm Phú Thứ Trải bó những bản thảo cất lại khi bản chính gửi đi. Sau này, Đốc bộ Quảng Nam Nguyễn Bút Phong, cùng hai vị Tuần phủ Án sát Phan Uy Nhạc và Nguyễn Tiếu Cao mới kêu gọi sĩ nhân trong vùng quyên 4.000 quan tiền để xếp tập và in.

Nhóm biên soạn cho biết: “Nói về bản dịch Phạm Phú Thứ toàn tập. Thú thật khi bắt tay vào tìm tư liệu với mục đích ban đầu là “thử khảo sát về cụ Phạm Phú Thứ” chúng tôi cũng không thể ngờ tới mức độ đồ sộ, phong phú của các trước tác mà cụ để lại. Và khi nhìn 1.610 trang chữ Hán bản Giá Viên toàn tập xếp ngồn ngộn trên bàn thật tâm nhóm biên soạn đã thực sự choáng váng và…“ngán ngại” (dịch giả, kinh phí dịch thuật, thời gian thực hiện). Tập thể nhóm biên soạn, biên dịch và biên tập đã rất cố gắng để đưa bộ sách Phạm Phú Thứ toàn tập đến với bạn đọc, tri ân nhân cách cao cả, tấm lòng vì dân vì nước và di sản văn hoá đồ sộ mà cụ Phạm để lại cho đời sau.

Lâu nay, hầu hết mọi người cứ tưởng như thế là mình đã biết về sự nghiệp, thân thế của cụ Phạm rồi, nhưng không phải. Chúng tôi tin rằng, hôm nay bất cứ ai khi lật giở gần ba ngàn trang Phạm Phú Thứ toàn tập cũng phải giật mình vì sự đồ sộ, phong phú và những giá trị lịch sử và nhân văn thấm trong từng trang giấy mà cụ để lại. Để băn khoăn nhận thấy những gì chúng ta biết về cụ và di sản văn hóa mà cụ để lại trước đây thật quá ít ỏi”.

Phạm Phú Thứ (1821-1862), hiệu Trúc Đường, biệt hiệu Giá Viên, người xã Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay là xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam – một xứ sở địa linh nhân kiệt – là người bẩm tính thông minh, nổi tiếng học giỏi, làm quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn dưới hai đời vua Thiệu Trị, Tự Đức. Ông được coi là nhà lập ngôn xứ Quảng, là người khởi xướng tinh thần duy tân góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Hồng Thúy
Nguồn: TT&VH