Tác giả | Vũ Thế Ngọc |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Năm xuất bản | 2013 |
Đơn vị xuất bản | Thaihabooks & Nxb Từ điển Bách khoa |
Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tác giả tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần… cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thể giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác.
Trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khi núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu cứ phải trà Vũ Di là phải ngon.
Mỗi lần được thêm một bài văn, một quyển sách viết về trà, là tác giả lại có một cảm giác bứt rứt. Mỗi lần nghe chuyện thân hữu, phần đông các vị trọng tuổi, nói chuyện về trà, thì cảm giác này lại đến nặng hơn. Rồi thế nào cũng phải viết một quyển sách về trà… tự hứa và đã hứa với một số thân hữu. Nhưng chẳng có cách nào hoàn thành như dự tính. Đời sống quanh đây thật bận rộn trăm chiều. Trong khi đó lại có những tác phẩm khác quan trọng hơn tác giả đã viết xong hoặc gần xong, đang cần để hết thời giờ chăm sóc.
Nhưng rồi cuối cùng cũng tìm ra được thời giờ để hoàn thành. Cũng là một cơ hội tâm tình với bạn tri âm (trà), một người bạn vô hình nhưng luôn gần gũi trong những lúc vui lúc buồn, nhất là trong những đêm cô đơn tha hương.
Nhưng khó khăn không phải là chấm dứt. Viết gì về trà? Không quá dài (để in không nổi) mà có quá nhiều để viết. Viết một cách nghiêm túc theo sách giáo khoa, kinh viện chăng? Độc giả sẽ chán nản. Nhưng cũng không thể viết theo kiểu phóng bút văn chương được… sau cùng quyển TRÀ KINH được thành hình.
Mục lục:
Chương I: Trà Sử
Phần thứ nhất
Nguồn gốc cây trà theo huyền thoại
Nguồn gốc trà theo thư tịch
Nguồn gốc cây trà theo khoa học về cây cỏ
Phần thứ hai
Trà trước thế kỷ VII
Thời nhà Đường
Trà trong đời Tống (960-1280)
Trà thời nhà Minh (1368 – 1644)
Trà dưới thời nhà Thanh (1644-1911)
Trà trong thời hiện tại
Chương II: Trà Lục
Trà kinh của Lục Vũ
Trà ca của Lô Đồng
Đại quan trà luận của Tống Huy Tông
Đại quan trà luận
Trà sứ của Hứa Thứ Thư
Chương III: Trà danh
Phân loại trà theo cách chế biến
Cách chế biến trà Long Tình
Cách biến chế trà Thiết Quan Âm
Số hạng trà và một số danh từ riêng
Các danh địa và các danh trà
Các loại trà truyền kỳ
Một số loại trà trên thị trường hiện nay
Chương IV: Trà Hữu
Chương V: Trà Cụ
Bộ đồ trà và nghệ thuật đồ gốm Đông Phương
Trà cụ thời nhà Đường
Trà cụ thời Tống
Trà cụ thời nhà Minh
Cảnh Đức Trấn
Nghi Hưng
Chương VI: Trà Việt
Việt Nam là quê hương của cây trà
Trà thuần túy Việt Nam
Trà tầu ở Việt Nam
Trà và thi nhân Việt Nam
Chương VII: Trà Sinh
Đại ý quên lời
Thử trà
Chọn nước
Trà cụ căn bản
Pha trà
Lợi và hại của trà
Đăng ký hoặc Đăng nhập để được bình luận
Gửi email cho bạn bè