Ngày đăng : 19/06/2013

Cái nhìn mới về Roosevelt và người Do Thái


Trong một tác phẩm mới của nhà xuất bản Đại học Harvard – Franklin D. Roosevelt và người Do Thái (FDR and the Jews), hai nhà sử học Richard Breitman và Allan J. Lichtman làm sáng tỏ những điều mà họ xem là sự đánh giá trung lập trên hồ sơ mở rộng hơn về Roosevelt với vấn đề người Do Thái và điều chỉnh cách nhìn phổ biến đã trở nên quá gay gắt bấy lâu nay. Bài điểm sách của nhà phê bình Jennifer Schuessler trên Thời báo New York.

Tổng thống Mỹ F. D. Roosevelt
 

Trong nhiều thập kỷ, một trong những câu hỏi mang tính chính trị nhất trong lịch sử nước Mỹ là tổng thống Franklin D. Roosevelt đã làm gì – hoặc không làm gì – trước nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã? Vấn đề đã dẫn đến một chuỗi phản ứng lớn trong văn học, với những cuốn sách có tiêu đề thường mang tính luận chiến như Bỏ rơi người Do Thái (The Abandonment of the Jews) hoặc Giải cứu người Do Thái (Saving the Jews).

Trong cuốn sách, hai tác giả – đều là giáo sư đại học Mỹ, cho rằng Roosevelt đã cố hết sức để làm tất cả những gì có thể. Nhưng họ dựa theo hồ sơ tổng thể của ông – hàng trăm ngàn người Do Thái đã được cứu, một số trong đó đã cảm ơn sáng kiến ít được biết đến của Roosevelt hơn hẳn của bất kỳ tổng thống nào sau ông trong việc ứng phó với nạn diệt chủng khi đang ở giữa vòng xoáy các phe đối lập chính trị khốc liệt trong nước.

“Công chúng nhất trí là Roosevelt đã thực sự thất bại”, giáo sư Breitman cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Trong thực tế, ông ta có quá ít sự chọn lựa”.

“Các cuộc tấn công vào tình cảm con người không giúp phát hiện ra những sự thật lịch sử, và cuốn sách này thực sự tránh việc đó”, ông Deborah Lipstadt, giáo sư tại Đại học Emory và là nhà tư vấn về phản ứng của Mỹ trước nạn tàn sát người Do Thái trong các cuộc triển lãm thường kỳ của Bảo tàng dấu ấn thảm sát người Do Thái của Mỹ, nói, “Nếu mọi người đọc và không định kiến với các tác giả, thì cuốn sách có thể rất quan trọng”.

Franklin D. Roosevelt và người Do Thái không đưa ra những tiết lộ rõ ràng như nhà sử học Breitman cung cấp năm 2009, khi ông và hai đồng nghiệp đưa ra các luận cứ có bằng chứng, được phát hiện trong đám giấy tờ của một nguyên ủy viên hội đồng tỵ nạn thuộc Hội Quốc Liên, rằng cá nhân Roosevelt đã thúc đẩy một kế hoạch vào năm 1938 để di dời hàng triệu người Do Thái bị đe dọa ở châu Âu đến các khu vực thưa dân cư ở Mỹ Latin và châu Phi. Nhưng thật ra, các tác giả cho rằng, đó là để cung cấp các chi tiết mới, quan trọng và bối cảnh của thời điểm đó, cũng như những điều khác từ lâu đã hiện ra rõ dần trong trí tưởng tượng của công chúng.

Họ chỉ đặc biệt chú ý đến số phận của 937 người Do Thái ở Đức vượt biên qua biển St. Louis, những người đã bị Cuba từ chối cho nhập cảnh vào tháng 5.1939 và bị trả lại cho các quốc gia khác ở châu Âu, nơi mà 254 người đã chết sau khi chiến tranh nổ ra. Những tình tiết quan trọng, đã nổi tiếng trong cuốn sách năm 1974 là Cuộc hải hành của đám người bị đọa đày (Voyage of the Damned) và được dựng thành phim, khiến cho nước Mỹ dường như là biểu tượng của sự nhẫn tâm.

Chỉ đơn giản là không có bằng chứng, ông Breitman và ông Lichtman nói, để hỗ trợ các điều khoản quy định mà lực lượng cảnh sát biển Mỹ đã được lệnh ngăn chặn những người tỵ nạn cập bờ ở Florida. Hơn thế nữa, họ bị chuyển đi từ Cuba, một phần của phản ứng dữ dội chống lại dòng tỵ nạn khoảng 5.000 người tới quốc gia này, có thể đã dựa theo các điều khoản của một thỏa thuận ngầm trước đó giữa Roosevelt và nhà lãnh đạo Cuba Fulgencio Batista. Cuốn sách lưu ý rằng sự kiện St. Louis diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang khu biệt chính trị cùng với tình trạng phản đối người nhập cư mạnh mẽ, trong khi Roosevelt đang chuẩn bị đề xuất quốc hội cho phép bán vũ khí cho các quốc gia nạn nhân của xâm lược Đức. “Hãy tưởng tượng nếu Roosevelt đã cho phép 937 người tỵ nạn nhưng lại hạn chế thành công việc nới lỏng các đạo luật trung lập”, Lichtman nói, “ông ấy sẽ bị lịch sử đánh giá tiêu cực hơn nhiều so với bây giờ”.

Các tác giả còn cung cấp một phép tính tương tự đối với một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất mà họ thảo luận: quân đồng minh từ chối ném bom trại Auschwitz. Ý tưởng rằng các nước đồng minh có thể và nên ném bom các nhà hỏa táng hoặc tuyến đường sắt đánh động công chúng với một bài bình luận năm 1978 của ông Wyman - người đã lặp lại nó trong một cuốn sách bán chạy nhất -  Bỏ rơi người Do Thái, đã trở thành cơ sở cho bộ phim tài liệu năm 1994 của hãng PBS: Nước Mỹ và nạn thảm sát người Do Thái (America and the Holocaust).

Các tác giả cho biết, nhiều người tin rằng Roosevelt từ chối ném bom vào trại giam của phát xít (lưu ý sử học, đây là một lựa chọn chỉ trở nên khả thi vào tháng 5.1944, sau khi 90% nạn nhân Do Thái của Đức Quốc xã đã chết). Tuy nhiên, cuốn sách chỉ ra không có bằng chứng cho thấy có bất kỳ đề nghị nào như thế đối với Roosevelt, mặc dù một số nhà lãnh đạo Do Thái đã gặp gỡ với các quan chức cấp thấp hơn để bào chữa cho việc đánh bom. Và trong khi gọi sự bất bình từ giới công chức lúc bấy giờ là “đạo đức giả”, các tác giả kiên trì (thuyết phục những người khác) rằng vụ đánh bom sẽ không cản trở đáng kể việc người Do Thái tiếp tục bị giết hại.

Giáo sư Breitman nói: “Bạn đã có hai biểu tượng – St. Louis và việc từ chối ném bom ở Auschwitz – làm nút thắt mở của sự thờ ơ và tồi tệ hơn của nước Mỹ. Tuy nhiên, cả hai biểu tượng đều không có thật”.

Ngược lại, cuốn sách chỉ ra rằng Hội đồng người tỵ nạn chiến tranh – được Roosevelt thành lập năm 1944 – cho biết đã có thể đã cứu khoảng 200.000 người Do Thái – một con số nếu thậm chí chỉ chính xác 50%, là “tốt hơn” so với số người Do Thái có thể được cứu bởi vụ ném bom Auschwitz.

Tuyên bố như vậy không thuyết phục được Rafael Medoff – giám đốc sáng lập của Viện Wyman – nơi chuyên thúc đẩy các công trình nghiên cứu của ông Wyman – một cựu giáo sư Đại học Massachusetts Amherst, người không trực tiếp tham gia hoạt động thường xuyên. Trong bài Niềm tin tan vỡ (A Breach of Faith), ông Medoff lập luận rằng mức độ nhập cư của người Do Thái trong những năm 1930 hầu hết dưới con số cho phép chỉ vì sự hận thù của Roosevelt, chứ không phải là do quan điểm chống nhập cư và chống Do Thái trong Quốc hội và Bộ Ngoại giao Mỹ lúc ấy.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Medoff  nói rằng: tầm nhìn của Roosevelt dựa trên ý tưởng nước Mỹ “chỉ có một số ít người Do Thái”. Cuốn sách của hai ông Breitman và Lichtman, chỉ là một nỗ lực “giải cứu hình ảnh của Roosevelt khỏi những bằng chứng rõ như ban ngày rằng ông không muốn cứu người Do Thái”.

Hai tác giả Breitman và Lichtman tiếp nhận chế giễu đó, lưu ý rằng cuốn sách của họ chắc chắn không phải lúc nào cũng tâng bốc Roosevelt. Họ mô tả ông là “thiếu nhiều cơ hội để trợ giúp người Do Thái và thường từ chối nói cụ thể với công chúng về nạn nhân người Do Thái của Hitler, vì sợ rằng ông sẽ bị buộc tội tham gia vào một cuộc chiến tranh của người Do Thái”.

Cuối cùng, kết luận của họ vẫn là ủng hộ, tin tưởng chính sách của Roosevelt với việc cứu giúp hàng trăm ngàn người Do Thái, cũng như ngăn chặn sự xâm lược của Đức đối với Ai Cập có thể tiêu diệt bất kỳ nhà nước Do Thái nào. “Nếu không có chính sách và sự lãnh đạo của Roosevelt”, họ viết, “cũng có thể đã không có cộng đồng Do Thái ở Palestine, không có nhà nước của người Do Thái, không có Israel”.

Henry L. Feingold, tác giả của bài báo Khía cạnh chính trị của việc giải cứu - Chính quyền Roosevelt và nạn tàn sát người Do Thái 1938-1945 (The Politics of Rescue: The Roosevelt Administration and the Holocaust, 1938-1945) than vãn về sự nổi lên của việc “kết tội” là coi trọng việc nhìn lại quá khứ “nếu là” lên trên bối cảnh lịch sử. Theo ông, mối quan tâm lớn nhất của Roosevelt là: giành chiến thắng trong chiến tranh.

“Những người sống sót nói rằng: ‘Bạn đã không cố gắng cứu chúng tôi’, và ai có thể phủ nhận điều đó?” Ông Feingold đặt câu hỏi: “Nhưng bạn viết lịch sử như lịch sử cần phải như thế hay là lịch sử đã như thế?”

Tri Sơ dịch
Nguồn: NĐB